Chỉ trích Chủ_nghĩa_xã_hội_nhà_nước

Nhiều triết giả các phái chủ nghĩa xã hội tự do cá nhân, chủ nghĩa công đoàn, và chủ nghĩa vô chính phủ đã đi xa hơn trong những bài phê bình của họ, thậm chí nhạo chủ nghĩa Marx là chủ nghĩa xã hội nhà nước vì phái Marx ủng hộ việc lập một nhà nước vô sản tạm thời thay vì xoá bỏ hoàn toàn thể chế nhà nước. Họ sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa xã hội nhà nước để tương phản với hình thức riêng của họ về chủ nghĩa xã hội, trong đó bao gồm hoặc quyền sở hữu tập thể (trong các hình thức hợp tác xã công nhân) hoặc quyền sở hữu chung của phương tiện sản xuất mà không có kinh tế kế hoạch nhà nước. Những nhà xã hội chủ nghĩa tự do cá nhân và vô chính phủ tin rằng nhà nước là không cần thiết trong một hệ thống xã hội chủ nghĩa, vì sẽ không có giai cấp để đàn áp và không cần cho một tổ chức dựa trên sự ép buộc, và do đó coi nhà nước là một tàn dư của chủ nghĩa tư bản. Hầu hết cũng cho rằng chủ nghĩa nhà nước chính nó trái ngược với chủ nghĩa xã hội thực sự, mục đích của nó dưới con mắt của các nhà xã hội chủ nghĩa tự do cá nhân như William Morris; là "để tiêu diệt nhà nước và thay bằng xã hội tự do".

Chủ nghĩa xã hội nhà nước thường được nhắc đến bởi những người gièm pha đơn giản là "xã hội chủ nghĩa". Nhà kinh tế học người Áo như Ludwig von MisesFriedrich Hayek, ví dụ, liên tục sử dụng từ "xã hội chủ nghĩa" như một từ đồng nghĩa với chủ nghĩa xã hội nhà nước và kế hoạch tập trung. Thuộc ngữ "nhà nước" thường được thêm vào bởi các người theo chủ nghĩa xã hội với một phương pháp phi nhà nước để đạt được chủ nghĩa xã hội để chỉ trích xã hội chủ nghĩa nhà nước. những người tham gia phong trào công đoàn vô chính phủ và sau này từ Tony Cliff, nhiều Trotskyists, phủ nhận rằng nó còn là chủ nghĩa xã hội, thay vì vậy gọi đó là "chủ nghĩa tư bản nhà nước". Những nhà xã hội chủ nghĩa, phản đối bất kỳ hệ thống quản lý nhà nước nào, tin vào một cách tiếp cận phân cấp nhiều hơn trong đó đặt phương tiện sản xuất trực tiếp vào tay của những người lao động chứ không phải là gián tiếp thông qua bộ máy quan liêu nhà nước mà họ cho là đại diện cho một tầng lớp ưu tú mới.

Phái Trotsky tin rằng các nhà hoạch định trung ương, bất kể khả năng trí tuệ của họ, hoạt động mà không có sự tham dự của hàng triệu người tham gia vào nền kinh tế mà hiểu / đáp ứng với các điều kiện địa phương và những thay đổi trong nền kinh tế. Và vì điều này họ chỉ trích kế hoạch nhà nước trung ương không có khả năng phối hợp có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế.[17]

Phái Marx chính thống xem chủ nghĩa xã hội nhà nước như là một nghịch lý; trong khi một hiệp hội để quản lý việc sản xuất và kinh tế còn tồn tại trong chủ nghĩa xã hội, nó sẽ không còn là một nhà nước trong định nghĩa Marx (mà là dựa trên sự thống trị bởi một giai cấp). Điều này khiến một số nhà xã hội chủ nghĩa coi "chủ nghĩa xã hội" như là một hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước (một nền kinh tế dựa trên lao động vì tiền lương và tích lũy vốn, nhưng với nhà nước sở hữu các phương tiện sản xuất) -. mà Fredrick Engels cho đó là hình thức cuối cùng của chủ nghĩa tư bản [18]

Ngày nay, nhiều đảng phái chính trị trung tả chủ trương một phiên bản nhẹ của những gì có thể được coi là "nền kinh tế hỗn hợp" hoặc "chủ nghĩa tư bản được điều chỉnh" trong hình thức dân chủ xã hội hiện đại, trong đó điều chỉnh được sử dụng ở vị trí của quyền sở hữu. Những nhà cải cách xã hội này không chủ trương lật đổ của chủ nghĩa tư bản trong một cuộc cách mạng xã hội, và họ hỗ trợ sự tồn tại tiếp tục của chính phủ, sở hữu tư nhân, và hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, chỉ quay sang các mục đích xã hội nhiều hơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_xã_hội_nhà_nước http://www.anu.edu.au/polsci/marx/contemp/pamsetc/... http://www.hetsa.org.au/pdf/34-A-08.pdf http://chomsky.info/1986____/ http://www.cambridge.org/US/academic/subjects/econ... http://www.marxists.org/archive/marx/works/1880/so... http://www.marxists.org/archive/marx/works/1880/so... http://www.marxists.org/reference/archive/bakunin/... http://www.panarchy.org/tucker/state.socialism.htm... http://www.truth-out.org/news/item/31567-socialism... https://lra.le.ac.uk/handle/2381/3186